Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống
Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.
Nuôi tôm thâm canh ngày càng phổ biến để nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, vấn đề quản lí thức ăn và chất lượng nước kém dẫn đến tình trạng tăng trưởng và tỷ lệ sống thấp, trong khi đó giá thức ăn ngày càng tăng cao và tôm không hấp thu triệt để chất dinh dưỡng. Do đó, các phương pháp liên quan đến giảm chi phí sản xuất, cải thiện năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn nhân tạo là cần thiết để cải thiện lợi nhuận của nuôi tôm thâm canh.
Nghiên cứu này được thực hiện ở một hệ thống thí nghiệm ngoài trời tại viện nghiên cứu Ladkarang, Bangkok,Thái Lan. Thí nghiệm bao gồm 2 nghiệm thức: nghiệm thức đối chứng “chỉ thức ăn nhân tạo” và nghiệm thức xử lí “thức ăn nhân tạo và sinh vật đáy”. Tổng cộng 2.700 con tôm giống được thả vào mỗi ao với mật độ ban đầu khoảng 33 cá thể m -2. Tảo và ốc sau khi được rửa bằng nước ngọt để loại bỏ tạp chất thì được thả vào bể với trọng lượng tươi trung bình lần lượt là 6,81 kg và 1,96 kg. Tôm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và được bổ sung 3 lần/ngày.
Hệ thống thí nghiệm.
Kết quả cho thấy sau 4 tuần thí nghiệm trọng lượng cá thể tôm ở tuần thứ 4 cao hơn đáng kể (trung bình, 1,12 g- 1,44 g) so với trong các ao đối chứng (trung bình, 0,70 g- 0,80 g). Tương tự, SGR trung bình hàng tháng trong các tuần 0-4 cũng cao hơn đáng kể ở nhóm thí nghiệm (23,4%/ngày ) so với nhóm đối chứng (21,4%/ngày ). Sau tuần nuôi thứ tư, tôm ở hai nhóm tiếp tục thể hiện sự khác biệt đáng kể về trọng lượng nhưng không còn khác biệt về SGR trung bình.
Trọng lượng trung bình cuối cùng của tôm và SGR ở tuần thứ 15 trong các ao xử lý thử nghiệm lần lượt là 113,4% và 103,7% thu được trong các ao đối chứng. Tôm ở các ao thí nghiệm có kích thước lớn hơn và số lượng tôm nhiều hơn so với đối chứng. Tổng sản lượng tôm và tỷ lệ sống trung bình là 117,5% ở các ao đối chứng, trong khi tổng sản lượng tôm trung bình là 133,1% ở các ao thử nghiệm, cho thấy sự khác biệt tương đối lớn.
Tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.). Ảnh: Michael Langerman
Lượng thức ăn hàng tháng trong 4 tuần đầu tiên cao hơn ở các ao thử nghiệm (9,60 kg; thức ăn nhân tạo cho tôm: tảo: ốc = 24:55:20) cao hơn ao đối chứng (1,63 kg). Hơn nữa, lượng protein được trong các ao xử lý thử nghiệm (1,36 kg; thức ăn nhân tạo cho tôm : tảo tươi : ốc = 68 : 20 : 12) xấp xỉ 201,2% so với trong các ao đối chứng (0,65 kg). Tất cả ốc được tiêu thụ và biến mất khỏi các ao thử nghiệm trong 4 tuần nuôi đầu tiên.
Ở cả nhóm đối chứng và thí nghiệm, lượng tiêu thụ thức ăn nhân tạo tăng mạnh trong các tuần 4-8 so với tuần từ 0-4, nhưng lượng thức ăn vẫn cao hơn trong các ao xử lý thử nghiệm (16,56 kg; thức ăn nhân tạo: tảo: ốc = 91: 9 : 0) so với ao đối chứng (10,40 kg). Trong giai đoạn này, lượng protein được tính toán trong ao xử lý thử nghiệm là 6,11 kg (thức ăn nhân tạo : tảo : ốc = 99 : 1 : 0), xấp xỉ 146,8% so với trong ao đối chứng (4,16 kg). Tảo biến mất khỏi các ao xử lý thử nghiệm trong tuần thứ 4-8 do tôm tiêu thụ hết, do đó sau tuần thứ 8, tôm chỉ ăn thức ăn nhân tạo.
Kết luận, ứng dụng tảo và ốc ở giai đoạn đầu của nuôi trồng thâm canh sẽ cải thiện hiệu suất tăng trưởng ban đầu của tôm, sau đó sẽ dẫn đến việc thúc đẩy năng suất tôm, hiệu quả sử dụng thức ăn và lợi nhuận. Kỹ thuật cải tiến này có thể nâng cao hiệu quả nuôi tôm sú thâm canh, và về mặt kỹ thuật là khả thi khi sử dụng ao đất nuôi tôm.
Nguồn: Tepbac.com