Công Ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt

Ngày đăng: 12/09/2024

Ảnh hưởng của mưa lớn đến ao tôm như thế nào?

Ảnh hưởng của mưa lớn đến ao tôm như thế nào?

Nước mưa có tính axit nên khi vào ao sẽ làm giảm pH, cùng với đó lượng nước mưa pha loãng với nước ao làm giảm độ kiềm, độ cứng, độ mặn. Mưa lớn tạo ra sự phân tầng nước trong ao với tính chất hoàn toàn khác nhau. Đồng thời, làm cho hàm lượng oxy trong ao bị sụt giảm nghiêm trọng. 

Ảnh hưởng đến hoạt động của tôm

Việc thay đổi môi trường khác biệt và đột ngột sẽ làm cho tôm bị stress, giảm ăn hoặc bỏ ăn, dễ bị bệnh. Khi trời mưa to gây xáo trộn lớp đáy ao, làm cho nồng độ chất hữu cơ lơ lửng trong nước nhiều, giảm chất lượng nước. Đây là điều kiện lý tưởng cho các vi sinh vật gây bệnh tôm. Ngoài ra, chất lượng nước giảm cũng làm tăng hàm lượng khí độc (NH3, NO2) và H2S trong ao. Khi này độ kiềm và độ mặn giảm nên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và xử lý khí độc trong ao.

Ảnh hưởng đến quá trình tôm lột vỏ

Việc giảm khoáng khi trời mưa sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm, giảm khoáng sẽ làm tôm mềm vỏ. Ao nuôi thiếu khoáng sẽ làm tôm khó lột vỏ, mềm vỏ.

Mưa lớn là nguyên nhân gây ra tảo tàn, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm

Tảo phát triển ở mức độ phù hợp cũng mang lại nhiều lợi ích cho tôm. Tuy nhiên, tảo cũng bị ảnh hưởng mạnh khi trời mưa to, với sự thay đổi chất lượng nước bề mặt ao tôm đột ngột, dễ bị mất nguồn thức ăn và oxy gây ra hiện tượng sụp tảo/tảo tàn gây ô nhiễm chất lượng nước.

Khi xảy ra sụp tảo, các vi sinh vật phân giải xác tảo tàn sẽ lấy oxy trong nước, tôm bị giảm lượng oxy để hô hấp. Tảo tàn tạo ra nguồn hữu cơ gây ô nhiễm nước, phát sinh nhiều vi sinh vật gây hại và làm cho hàm lượng khí độc NH3, NO2 tăng.

Tảo tàn khi lắng xuống đáy sẽ bám vào thân tôm gây ra hiện tượng đen thân, xác tảo còn có khả năng bám vào mang tôm gây đen mang và hạn chế quá trình hô hấp của tôm.

Danh mục
Tin liên quan
Zalo
Hotline
<