Quy định của EU về nhập khẩu tôm
(Thủy sản Việt Nam) - EU là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới, doanh nghiệp tôm các nước có thể thu được nhiều lợi nhuận nhờ xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, để đưa được tôm vào EU cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe.
Theo đó, sản phẩm tôm chỉ có thể xuất khẩu vào EU nếu chúng đến từ các quốc gia được cấp phép, được đánh bắt bởi các tàu được cấp phép (tôm hoang dã) hoặc được nuôi tại các trang trại có đăng ký, được cấp các chứng nhận sức khỏe phù hợp; sản phẩm phải vượt qua được bộ phận kiểm tra biên giới của EU.
Ảnh minh họa
Quốc gia xuất khẩu tôm cần nằm trong danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu thủy sản vào EU. Danh sách này dựa trên một đánh giá của Văn phòng Thú y và Thực phẩm EU về sự phù hợp của quốc gia đó với các tiêu chuẩn sức khỏe liên quan tới thủy sản.
Tôm có thể nhập khẩu vào EU nếu được đánh bắt, bảo quản và chế biến tại các cơ sở được cấp phép (bảo quản lạnh, xưởng, nhà máy chế biến và tàu chuyên chở có hệ thống đông lạnh). Các cơ sở này phải được kiểm tra và cấp phép bởi các cơ quan của Chính phủ như Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Thương mại...
Tôm cần có các chứng nhận sức khỏe phù hợp với các tiêu chuẩn để xuất khẩu vào châu Âu. Chứng nhận này được cấp bởi Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu. Khi lô hàng được chuyển đến EU, các nhân viên thú y sẽ kiểm tra tôm (như giấy tờ, nhận dạng và kiểm tra trực tiếp) cùng các giấy tờ chứng nhận tại một điểm kiểm tra biên giới.
Đối với tôm nuôi, EU có một số quy định về kiểm soát bã thuốc thú y. Các quốc gia phải cung cấp một kế hoạch kiểm soát hàng năm về bã thuốc thú y cho EU và phải được EU chấp thuận trước khi xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nuôi vào thị trường này.
Quốc gia xuất khẩu tôm cần nằm trong danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu thủy sản vào EU. Danh sách này dựa trên một đánh giá của Văn phòng Thú y và Thực phẩm EU về sự phù hợp của quốc gia đó với các tiêu chuẩn sức khỏe liên quan tới thủy sản.
Tôm có thể nhập khẩu vào EU nếu được đánh bắt, bảo quản và chế biến tại các cơ sở được cấp phép (bảo quản lạnh, xưởng, nhà máy chế biến và tàu chuyên chở có hệ thống đông lạnh). Các cơ sở này phải được kiểm tra và cấp phép bởi các cơ quan của Chính phủ như Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Thương mại...
Tôm cần có các chứng nhận sức khỏe phù hợp với các tiêu chuẩn để xuất khẩu vào châu Âu. Chứng nhận này được cấp bởi Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu. Khi lô hàng được chuyển đến EU, các nhân viên thú y sẽ kiểm tra tôm (như giấy tờ, nhận dạng và kiểm tra trực tiếp) cùng các giấy tờ chứng nhận tại một điểm kiểm tra biên giới.
Đối với tôm nuôi, EU có một số quy định về kiểm soát bã thuốc thú y. Các quốc gia phải cung cấp một kế hoạch kiểm soát hàng năm về bã thuộc thú y cho EU và phải được EU chấp thuận trước khi xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nuôi vào thị trường này.
Nguồn: Thủy Sản Việt Nam