Công Ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt

Ngày đăng: 23/11/2024

Tiềm năng của chùm ngây trong nuôi trồng thủy sản

Tiềm năng của chùm ngây trong nuôi trồng thủy sản

Bổ sung chiết xuất chùm ngây vào thức ăn thủy sản.

Chùm ngây còn được gọi là "cây thần kỳ" vì nó có nhiều lợi ích độc đáo như chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan, tác dụng kháng khuẩn và tác dụng dinh dưỡng. Do đó, chùm ngây đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu nuôi trồng thủy sản.

Hàm lượng dinh dưỡng và thành phần hóa học của chùm ngây

Chùm ngây chứa hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất, axit béo, nguyên tố vi lượng và polyphenol chống oxy hóa cao đáng kể. Hơn nữa, rễ, lá, hoa, quả và hạt của chùm ngây là nguồn cung cấp có giá trị của một số hợp chất hóa chất thực vật, bao gồm alkaloid, flavonoid, carotenoid, tannin, anthraquinon, anthocyanins và proanthocyanidins.

Hàm lượng protein trong lá dao động từ 23,0% đến 30,3%. Thành phần hàm lượng axit amin bao gồm threonine, tyrosine, methionine, valine, phenylalanine, isoleucine, leucine, histidine, lysine và tryptophan. Hàm lượng xơ trong lá chùm ngây ít hơn 5,9% khi so sánh với đậu nành (7,3%). Nói chung, hàm lượng xơ thấp cho thấy khẩu vị thích hợp cho cá và gia súc.

Lá chùm ngây chứa khoảng 7,09% lipid, và lượng này là tương đối cao hơn so với các loại thức ăn từ cây thân gỗ khác. Đáng chú ý, khoảng 57% hàm lượng axit béo trong lá chùm ngây là axit béo không bão hòa, trong đó axit α-linolenic có mức cao nhất (44,57%). 

Lá chùm ngây chứa hàm lượng khoáng chất cao với hàm lượng tro lên đến 12,0%, cao hơn đáng kể so với đậu nành hoặc ngô. Lá chùm ngây có nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và kẽm. 

Hóa chất thực vật có thể được định nghĩa là các hóa chất thực vật không dinh dưỡng có các đặc tính bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tật. Chùm ngây rất giàu chất phytochemical, bao gồm zeatin, quercetin, β-sitosterol, caffeoylquinic acid, kaempferol, kaempferitrin, isoquercitrin, rhamnetin, rhamnose, glucosinolates và isothiocyanates. Hơn nữa, chất chiết xuất từ nước của lá, trái và hạt của chùm ngây chứa axit gallic, axit chlorogenic, axit ellagic, axit ferulic, kaempferol, quercetin và vanillin. Polyphenol cũng được tìm thấy trong lá và quả.

Lá cũng chứa niazirin, niazirinin, niaziminin A, 3-caffeoylquinic, 5-caffeoylquinic acid, carotenoid, epicatechin và o-coumaric acid. Một phân tích hóa học về chiết xuất ethanolic của hạt chùm ngây cho thấy chúng chứa sterol, alkaloid, glycoside và tannin. Thành phần hóa học của sterol có trong dầu hạt chùm ngây chủ yếu bao gồm campesterol, stigmasterol, a-sitosterol, clerosterol và 24-methylenecholesterol, stigmastanol và 28- isoavenasterol.

Hơn nữa, Polysaccharide hòa tan trong nước từ dịch chiết trong nước của vỏ chùm ngây, chứa D-galactose, 6-O-Me-D-galactose, D-galacturonic acid, L-arabinose và L-rhamnose. Hoa chùm ngây chứa các sắc tố flavonoid như alkaloid, kaempferol, rhamnetin, isoquercitrin và kaempferitrin. 

Những lợi ích của chùm ngây đối với động vật thủy sản

Đã có nhiều công dụng có lợi của các dạng chùm ngây khác nhau trong thức ăn thủy sản, chẳng hạn như bột lá chùm ngây, bột hạt chùm ngây và các chất chiết xuất từ nước, methanolic và ethanolic của nó. Các phương pháp áp dụng, liều lượng bổ sung cũng đã được ghi nhận, những lợi ích chung của việc bổ sung lá chùm ngây vào khẩu phần ăn của động vật thủy sản bao gồm:

• Kích thích tăng trưởng 

• Cải thiện khả năng miễn dịch và kháng bệnh

• Khả năng chống oxy hóa

• Tăng cường thông số sinh hóa về huyết học và các chỉ số chuyển hóa khác

• Giảm thiểu căng thẳng và giảm các dấu hiệu nhiễm độc

Chúng được dùng làm thức ăn cho cá basa, cá rô phi đen, cá chẽm, tôm càng xanh, cá hồi, cá he, cá tráp, cá bảy màu. 

Một số công dụng có lợi của chùm ngây đối với động vật thủy sản. 

Tuy nhiên chùm ngây có một số chất kháng dinh dưỡng như tannin, saponin, lignin, Phytates và oxalates, chúng ảnh hưởng đến sự ngon miệng và khả năng tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, các quan điểm và nghiên cứu trong tương lai nên hướng tới việc khắc phục vấn đề các yếu tố kháng dinh dưỡng có trong cây chùm ngây thông qua quá trình chế biến lá, rễ hoặc các bộ phận khác của cây chùm ngây, chẳng hạn như lên men, kết hợp lá chùm ngây với một số enzym tiêu hóa ngoại sinh hoặc bất kỳ quy trình các bước trong quá trình sản xuất của nhà máy.

Chùm ngây có thể được sử dụng làm thức ăn giảm chi phí, thân thiện với môi trường, an toàn với môi trường và bền vững để đưa vào thức ăn thủy sản với tiềm năng đặc biệt để cung cấp thức ăn chất lượng cao và bổ dưỡng cho ngành nuôi trồng thủy sản bền vững.

Nguồn: Abdel-Latif, H.M.R.  et al., (2022). Benefits and applications of Moringa oleifera as a plant protein source in Aquafeed. Aquaculture 547, 737369.

Nguồn: Tép Bạc

Danh mục
Tin liên quan
Zalo
Hotline