Công Ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt

Ngày đăng: 22/11/2024

VI KHUẨN Bacillus subtilis TRONG XỬ LÝ BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM

VI KHUẨN Bacillus subtilis TRONG XỬ LÝ  BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM

VI KHUẨN Bacillus subtilis TRONG XỬ LÝ

BÙN ĐÁY AO NUÔI TÔM

  1. Bacillus subtilis tham gia vào quá trình amon hóa.

Bacillus có vai trò quan trọng trong quá trình amon hóa protein nhằm chuyển nitơ từ dạng khó hấp thu (hữu cơ) sang dạng muối amon dễ được hấp thụ và giúp làm sạch đáy ao (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2013).

  • Quá trình amon hóa protein. (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2013).

Quá trình amon hóa là quá trình phân hủy và chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa nito (protein) thành NH3 do vi khuẩn B.subtillis và nhiều vi sinh vật hiếu khí và yếm khí khác thực hiện, tiếp theo NH3 phản ứng với nước tạo thành NH4+.

Protein  ------->  polypeptide   ------->  acid amin   ------->  NH3

NH3 + H2O    <------->       NH4+ +OH-

  1. Quá trình amon hóa ure

Quá trình amon hóa ure ((NH2)2CO) chia ra làm 2 giai đoạn, giai đoạn đầu dưới tác dụng của enzyme urease do một số vi sinh vật tiết ra thủy phân ure thành muối carbonate amon (NH4)2CO3). Ở giai đoạn 2, (NH4)2CO3) chuyển hóa thành NH3, CO2 và nước.

((NH2)2CO)  + 2 H2O    <------->           (NH4)2CO3).

(NH4)2CO3)      <------->         NH3 + CO2 + H2O

            Acid uric bị các vi sinh vật phân giải thành ure và acid tartronic. Sau đó ure bị tiếp tục bị phân giải thành NH3.

C5H4N4O3 + 4H2O + (NH2)2CO      <------->        COOH-CHOH –COOH

Trong điều kiện có oxi, vi khuẩn B.subtillis sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm hữu cơ trong bùn đáy ao tôm. Sự hiện diện của CO2 có thể làm giảm pH, mặt khác khí NH3 cũng được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ, khí độc NH3 sẽ tăng khi pH cao và giảm khi pH thấp. Do vậy sau khi sử dụng B.subtillis để xử lý bùn đáy ao nên lưu ý quản lý pH nước trong khoảng thích hợp (7,5 – 8,5), tránh trường hợp pH quá cao dẫn đến khí độc.

  1. Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm bằng thủy sản Tâm Việt

Một trong những ứng dụng của B.subtilis là khả năng tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất béo, đạm và các chất hữu cơ trong ao tôm nên làm giảm các chất dư thừa tích tụ đáy ao, giảm phát sinh khí độc, mùi hôi đáy ao.


Từ những lợi ích của Bacillus nói chung và B. subtilis nói riêng, Công ty Tâm Việt đã nghiên cứu cho ra 3 sản phẩm xử lý đáy ao rất hiệu quả.

 

a. Sử dụng đánh định kỳ hoặc trong giai đoạn tôm nhỏ:

Epilux 1011: sử dụng 50 - 100g cho 1.000m3 lú 5h chiều. Có tác dụng làm trắng dẽ nền đáy ao, sạch mảng bám trên vỏ tôm.

b. Giai đoạn tôm lớn, khí độc lên cao, chất hữu cơ dư thừa nhiều:

Baciger 920 (mã sản phẩm extra). Sử dụng 50 - 100g cho 1.000m3 lúc 5h chiều. Có tác dụng xử lý đáy ao mạnh hơn Epilux 1011.

Hiện nay, công ty có ra giải pháp vừa giúp người nuôi làm sạch đáy ao, kiểm soát khí độc, khống chế vi khuẩn có hại bằng sự kết hợp Epilux 4.0 và Epilux 1011/Baciger 920.

  • Cách xử lý: Sục khí epilux 4.0 với nước lọc trong vòng  6 - 8 tiếng. Liều dùng: 1 gói cho 3000m3 nước. đánh liên tục trong vòng 3 ngày.
  • Epilux 1011/Baciger 920: sử dụng  50 – 100g Epilux 1011/Baciger 920 rãi khô xuống ao, sử dụng trong suốt vụ nuôi.

 Kỹ Sư: Đoàn Thị Kim Tuyền

Công Ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt.

Danh mục
Tin liên quan
Zalo
Hotline