Công Ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt

Ngày đăng: 23/11/2024

Thức ăn tôm thẻ: Sự khác biệt của Beta-glucan từ tảo

Thức ăn tôm thẻ: Sự khác biệt của Beta-glucan từ tảo

Đánh giá hiệu quả của beta-glucans có nguồn gốc từ tảo đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và tình trạng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng.

Chất kích thích miễn dịch từ lâu được xem là một chất thay thế hợp lệ để tối ưu hóa sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch của chúng. Một số loại chất đã được sử dụng làm chất kích thích miễn dịch, nhưng chỉ một số ít được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Beta glucan là thành phần chính của thành tế bào của nhiều loại thực vật, nấm, nấm men, vi khuẩn và tảo. Nhưng chúng thường chỉ được sử dụng từ các thành tế bào của nấm men (Saccharomyces cerevisiae), tuy nhiên, beta glucans có nguồn gốc từ Euglena gracilis, một loài tảo đơn bào nước ngọt được xem là một phương pháp thay thế tối ưu được bổ sung vào thức ăn nuôi trồng thủy sản bởi đặc tính dễ hòa tan và hàm lượng dinh dưỡng của chúng mang lại nên được sử dụng trong nghiên cứu này

Tảo đơn bào Euglena gracilis.

Đánh giá hiệu suất và trạng thái miễn dịch

Nghiên cứu này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Dinh dưỡng và Thực phẩm tại Đại học Kasetsart tại Bangkok, Thái Lan. Thí nghiệm được tiến hành gồm 5 nghiệm thức bổ sung β glucan với các nồng độ 0, 0.15, 0.25, 0.35 và 0.5 g/kg thức ăn. Mỗi nghiệp thức được bố trí với mật độ 50 cá thể/hồ với trọng lượng tôm ban đầu là (~ 0,01 gram).

Chế độ ăn thử nghiệm được cho tôm ăn 5 lần một ngày với trọng lượng cơ thể từ 5 đến 8% trong 60 ngày. Chế độ ăn khởi đầu là (39,38% protein, 6,6% lipid, 2,45% lysine và 0,85% methionine). Các thành phần thức ăn được trộn và sấy khô sau đó được nghiền thành kích thước phù hợp 500 µm, 750 µm, 1 mm và 1,5 mm và được bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Sau khi kết thúc thí nghiệm các nghiệm thức bổ sung β glucan  có trọng lượng cuối cùng cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung β glucan và đạt giá trị cao nhất là nghiệm thức bổ sung 0.25 g/kg thức ăn là 1.79 gram, kế đến là nghiệm thức bổ sung 0.35 g/kg thức ăn đạt 1.77 gram, trong khi nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 1.43 gram. Tương tự, hệ số chuyển hóa thức ăn của nghiệm thức đối chứng đạt giá trị FCR cao nhất 3.09 và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 0.25 g/kg thức ăn với giá trị là 2,69.

Trọng lượng tôm ở các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi.

Ngoài ra, tỉ lệ sống cũng bị ảnh hưởng bởi hàm lượng β glucan bổ sung vào thức ăn. Các nghiệm thức bổ sung β glucan đều có tỉ lệ sống cao hơn nghiệm thức không bổ sung β glucan. Nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 46,6% và cao nhất là nghiệm thức bổ 0.25 g/kg thức ăn với tỉ lệ sống là 58.8%.

Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi.

Tình trạng miễn dịch

Hemocytes là các tế bào miễn dịch ở tôm và các loài giáp xác khác và số lượng của chúng phản ánh tình trạng miễn dịch của động vật, với nồng độ hemocytes thấp so với các giá trị bình thường có liên quan đến việc giảm khả năng chống lại sự tấn công của mầm bệnh. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể (p <0,05) giữa các nghiệm thức về tổng số lượng tế bào máu. Nghiệm thức bổ sung β glucan  0.25 g/kg thức ăn có tổng tế bào máu cao nhất với giá trị là 10,90 x 106  (tế bào/mm3 ), kế đến là nghiệm thức bổ sung 0.35 g/kg thức ăn là 9,43x 106 (tế bào/mm3 ) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng 6,50x 106  (tế bào/mm3 ),

Sự gia tăng đáng kể về tổng số lượng tế bào máu với việc bổ sung beta glucan liên tục cho thấy hệ thống miễn dịch của L. vannamei đã được kích hoạt và với hiệu quả tối ưu ở mức độ bao gồm 0.25 g/kg thức ăn. Tuy nhiên, ở liều cao hơn tác dụng tích cực có thể bị đảo ngược.

Dựa trên kết quả thí nghiệm cho thấy beta glucans có nguồn gốc từ tảo có tác động mạnh đến tăng trưởng và cải thiện tình trạng miễn dịch của tôm giúp tăng cường tỉ lệ sống và kháng lại mầm bệnh. Bổ sung beta glucans từ tảo là biện pháp tối ưu rẻ tiền nên được bà con tin dùng để đảm bảo sức khỏe tối ưu của tôm đối với thời kỳ dịch bệnh như hiện nay.

Nguồn: tép bạc

 

Danh mục
Tin liên quan
Zalo
Hotline