Vi khuẩn "thân thiện" Lactobacillus helveticus đề kháng bệnh trên cá chạch
Cá chạch bùn (M. anguillicaudatus) là loài có giá trị kinh tế, giàu dinh dưỡng, được người dân ta ưa thích và có giá trị xuất khẩu.
Nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Aquaculture cho thấy tầm quan trọng của vi khuẩn Lactobacillus helveticus trong nuôi trồng thủy sản.
Ngày nay, nuôi thủy sản nước ngọt đã và đang trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam nước ta; đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy đặc sản trong đó có cá Chạch bùn.
Cá chạch bùn (M. anguillicaudatus) là loài có giá trị kinh tế, giàu dinh dưỡng, được người dân ta ưa thích và có giá trị xuất khẩu. Người dân Trung Quốc còn sử dụng cá chạch bùn như một loại dược liệu chữa bệnh. Kết quả phân tích cho thấy trong cá Chạch chứa 20,7% albumin, 2,8% chất béo, 2,2% canxi, phần còn lại là các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người như lân, sắt. Thuộc loại thức ăn có hàm lượng chất bổ cao nên Chạch bùn đang là đối tượng được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên, vấn đề gia tăng diện tích nuôi ồ ạt dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều, điển hình một số bệnh hay gặp khi nuôi cá chạch như: nấm, đốm đỏ, lở loét, bệnh đường ruột,… do môi trường nước ô nhiễm hoặc nuôi với mật độ cao.
Các dòng vi khuẩn lactic acid bacteria (LAB) được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản vì chúng có khả năng sản sinh ra bacteriocins ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác bằng cách sản sinh ra các chất kháng khuẩn như bacteriocins, sideropheres, lysozymes, proteases và hydrogen peroxides, các chất này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gam (-) và cả vi khuẩn gam (+). Ngoài ra còn cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, chỗ bám trên cơ thể vật chủ và tăng cường hệ miễn dịch cho động vật nuôi.
Vi khuẩn Lactobacillus helveticus là một loại vi khuẩn hình que, sản xuất axit lactic thuộc giống Lactobacillus.
Lactobacillus helveticus thuộc về một nhóm các sinh vật gọi chung là vi khuẩn axit lactic (LAB). Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung Lactobacillus helveticus vào chế độ ăn đối với khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch tự nhiên, khả năng kháng bệnh và sức khỏe đường ruột của cá chạch. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức bổ sung Lactobacillus helveticus với các nồng độ 0 (nhóm C), 1 × 107 (nhóm T1), 1 × 108 (nhóm T2) và 1 × 109 (nhóm T3) CFU/g trong vòng 8 tuần.
Sau 8 tuần cho ăn, kết quả cho thấy hiệu suất tăng trưởng, hoạt động men tiêu hóa, mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch và các gen liên quan đến tăng trưởng, phản ứng chống oxy hóa và khả năng kháng bệnh chống lại vi khuẩn gây bệnh của cá chạch đều tăng đáng kể khi chế độ ăn có chứa hàm lượng L. helveticus so với nhóm đối chứng, và đạt giá trị tối ưu nhất ở nghiệm thức bổ sung L. helveticus 1 × 108 CFU/g.
Phân tích các chỉ tiêu miễn dịch cho thấy, bổ sung L. helveticus đã kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên bằng cách gia tăng các chỉ tiêu oxy hóa như lysozyme, catalase, oxidase và các thông số liên quan đến miễn dịch như gen IL10, TNF-α, IGF-1 đều tăng cao so với đối chứng và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 108 CFU/g.
Hệ vi sinh vật cho thấy rằng sự phong phú và đa dạng về loài của nhóm bổ sung L. helveticus đã tăng lên đáng kể, cụ thể sự phong phú của Lactobacillus được tăng lên và giảm ở Aeromonas, Acidovorax và Shewanella.
Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, vi khuẩn Edwardsiella tarda, Vibrio anguillarum thì tỷ lệ sống ở các nghiệm thức bổ sung L. helveticus có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với đối chứng và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức T2 bổ sung 108 CFU/g và đạt tỷ lệ sống trên 75%.
Những kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung L. helveticus HML037 trong chế độ ăn có thể thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng, khả năng miễn dịch không đặc hiệu và hệ vi sinh vật đường ruột của cá chạch. Do đó, L. helveticus nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của động vật thủy sản nói chung và cá chạch nói riêng để kích thích hệ thống miễn dịch đề kháng lại mầm bệnh.
Nguồn: GuangYang và ctv (2020). Effects of dietary Lactobacillus helveticus on the growth rate, disease resistance and intestinal health of pond loach (Misgurnus anguillicaudatus), ScienceDirect, Aquaculture, 15/11/2020.
Nguồn: Tepbac.com