Chuyên mục: Phác đồ xử lý cho ao tôm có hội chứng bệnh xoắn đường ruột

10/12/2021

Khu vực : Thạnh Phú _ Bến Tre

Nhân viên kỹ thuật : Lương Thị Hồng Trang

Hình 1: Biểu hiện tôm bị xoắn đường ruột ( trường hợp tại 1 ao tôm ở huyện Thạnh Phú_ Bến Tre)

Hội chứng bệnh tôm xoắn đường ruột là biểu hiện bệnh đường ruột của tôm .Khi nhìn qua lớp vỏ tôm , ruột không còn theo một đường thẳng mà trở nên méo mó, uốn xoắn lò xo, gãy khúc tương tự như hình (hình 1). Biểu hiện của bệnh này còn kèm theo gan tuỵ tôm nhạt màu, tôm bị cụt đuôi, xuất hiện kén trắng ở đốt cuối,tôm có thể giảm sức ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, chậm lớn,…Ngoài ra tôm còn nhạy cảm rất sợ tiếng động và ánh sáng.

Nguyên nhân gây nên hội chứng bệnh xoắn đường ruột có thể do các tác nhân sau đây:

+ Do nguồn nước bị ô nhiễm.

+ Nền đáy ao không được xử lý kỹ.

+ Vi khuẩn Vibrio gây ra. Khi môi trường nuôi ô nhiễm, vi khuẩn sẽ gia tăng mật số và xâm nhập cơ thể gây bệnh  cho tôm. Hầu hết các chủng vibrio đều có khả năng gây bệnh đường ruột, khi vào đường ruột vi khuẩn gây viêm và phá hủy niêm mạc ruột.

Hình 2: Nước ao sẫm màu, đáy ao không sạch, nguồn nước bị ô nhiễm

+ Ký sinh trùng Gregarine. Gregarine là một loài nguyên sinh động vật có vòng đời  phát triển trong ký chủ trung gian là ốc, hến, ở đáy ao tôm. Khi tôm ăn các ký chủ trung gian này, ấu trùng sẽ  xâm nhập vào ruột tôm, phát triển thành dạng trưởng thành sống ký sinh bám vào  đường ruột tôm. Khi mật số dày đặc sẽ  làm cho ruột tôm bị tắt nghẽn. Tôm nhiễm ký sinh trùng  chết không đáng kể nhưng sẽ chậm lớn (do sự hấp thu dưỡng chất ở ruột bị gián đoạn) và hình những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn vibrio xâm nhập phát triển gây bệnh. 

+ Thức ăn tôm bị nhiễm nấm mốc hoặc tôm ăn phải tảo độc trong ao. Khi đó ruột tôm bị tác động bởi độc tố nấm mốc từ thức ăn hoặc các enzyme do tảo độc tiết ra (ví dụ như tảo lam) sẽ gây độc cho tôm

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh như trên người nuôi có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để phòng sớm bệnh xoắn đường ruột:

  1. Chọn tôm giống có chất lượng tốt, có xét nghiệm ruột tôm.
  2. Cải tạo triệt để, đúng quy trình kỹ thuật.
  3. Sử dụng nguồn nước đã được xử lý mầm bệnh để nuôi tôm.
  4. Thả giống với mật độ vừa phải.
  5. Hạn chế các sinh vật trung gian (cua, còng, giáp xác…) bằng các sản phẩm an toàn.
  6. Định kì  diệt khuẩn ao nuôi bằng sản phẩm Hisodine với liều dùng 1 lít/1.000 – 2.000 m3 nước.

Với trường hợp ao tôm nuôi đã biêủ hiện bệnh xoắn đường ruột như trên, người nuôi có thể tham khảo phác đồ xử lý của chị Lương Thị Hồng Trang ( Nhân viên Lab_Kỹ thuật , Công ty TNHH Thuỷ Sản Tâm Việt) đã hướng dẫn kỹ thuật cho khách hàng và đạt được kết quả như mong đợi.

Phác đồ bao gồm việc kết hợp cả liệu trình bổ sung thuốc cho tôm ăn và giải pháp xử lý môi trường định kỳ (3 ngày 1 lần.)

 

 

 

 

Kết quả so sánh sau khi xử lý 7 ngày : Tôm hết xoắn ruột và tăng sức ăn, tôm có biểu hiện linh hoạt và phản xạ nhanh hơn

BÌNH LUẬN

Bài viết khác

X