BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM – TÁC NHÂN GÂY BỆNH & CÁCH PHÒNG TRỊ

30/10/2023

Bước vào mùa mưa, tình hình thời tiết trong ngày thay đổi bất thường, biên độ nhiệt dao động lớn dẫn đến các yếu tố môi trường ao nuôi bị biến động, khiến tôm nuôi dễ bị nhiễm các mầm bệnh, trong đó điển hình là bệnh phân trắng.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Có nhiều tác nhân có thể gây bệnh. Ban đầu, có thể chỉ một nhân tố cụ thể gây bệnh trước, sau đó các nhân tố khác có cơ hội tấn công tiếp khi tôm đã bị suy yếu khả năng miễn dịch. Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ kéo dài trên 32 độ C, ôxy hòa tan thấp hơn 3 ppm; Nồng độ các chất hữu cơ cao; mật độ Vibrio lớn hơn 1 x 10^2 CFU/ml; Độ kiềm thấp hơn 80 ppm hoặc trên 200 ppm.

Ngoài ra các yếu tố trên, bệnh phân trắng còn do các tác nhân sau:

• Thức ăn: Thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc (làm phát sinh độc tố mycotoxin), tôm ăn phải sẽ nhiễm độc tố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng… Bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao có thức ăn dư thừa

• Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp… trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm

• Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng

• Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: vi bào tử trùng chuyên ký sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng

• Do nhóm vi khuẩn Vibrio: nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng trên tôm đôi khi không phải chỉ do một tác nhân nên việc trị bệnh chỉ thực sự đem lại hiệu quả nếu chúng ta xác định đúng nguyên nhân.

Tôm mắc bệnh phân trắng (Nguồn: Sưu tầm)

DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

Theo ThS. Võ Quốc Hào – cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, bệnh phân trắng thường gặp ở giai đoạn tôm 30 - 50 ngày tuổi, khi tôm đã mắc bệnh thì người nuôi có thể nhận biết được qua dấu hiệu bệnh lý như: xuất hiện nhiều khúc phân trắng (bông bần) nổi lên ở các góc ao, tôm giảm ăn, tôm bơi lội còn dính khúc phân, đường ruột tôm có màu trắng, nặng hơn thì gan tụy sưng phồng và nhợt nhạt màu.

PHÁC ĐỒ XỬ LÝ BỆNH PHÂN TRẮNG

  • Ngày 1:  Ngưng cho ăn hoàn toàn, tăng cường chạy quạt, cấy vi sinh làm sạch và ức chế vibrio spp gây bệnh (BIO BLOCK/EPILUX 1011/ BIO ZYME)
  • Ngày 2, 3, 4: Cho ăn lại 50% lượng thức ăn trước đó, trộn bổ sung cho mỗi cử ăn: Retox 500 (10gr) + Super Zyme F950 (10gr) + PT Mos 3500 (5ml) trên mỗi kg thức ăn
  • Ngày 5, 6, 7: Tăng dần lượng thức theo sức ăn, trộn bổ sung cho mỗi cử ăn: Retox 500 (5gr) + Super Zyme F950 (5gr) + PT Mos 3500 (5ml) trên mỗi kg thức ăn

RETOX 500 hỗn hợp men sống Bacillus Subtilis và Gallic acid hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm. ĐIỀU TRỊ ĐƯỜNG RUỘT THAY THẾ KHÁNG SINH.

SUPER ZYME 950 giúp nong to đường ruột tôm chỉ sau 2 ngày sử dụng, giảm ngay các tình trạng PHÂN NÁT - PHÂN LỎNG - RUỘT LỎNG - ĐỨT KHÚC.

PT MOS 3500 giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến phân trắng, khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… Tăng cường khả năng TIÊU HÓA - HẤP THU của tôm nuôi. Hiệu quả trong PHÒNG – TRỊ – PHỤC HỒI bệnh phân trắng.

CÔNG TY TNHH THỦY SẢN TÂM VIỆT

PHÒNG KỸ THUẬT

BÌNH LUẬN

Bài viết khác

X