THUẦN TÔM TRƯỚC KHI THẢ - GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG “LỜN” KHÁNG SINH TRÊN Vibrio spp.

04/03/2024

Thực trạng vi khuẩn kháng kháng sinh trong ao nuôi tôm

Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh). Chính vì vậy, trong khi tại nhiều nước, việc sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả, tại Việt Nam đã phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Các nhóm kháng tetracycline, β-lactam, macrolide, quinolon, sulfonamide được phát hiện trong nước ao nuôi tôm với nồng độ rất cao. Theo thống kê, kháng sinh oxytetracycline (thuộc nhóm tetracycline) có  số lượng vi khuẩn kháng nằm trong khoảng từ 2,0×102 đến 4,4×105 CFU/mL. Số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh enrofloxacin (thuộc họ quinolon) lên đến 1,4×10CFU/mL. Trong đó, tỷ lệ vi khuẩn kháng amoxicillin (thuộc nhóm β-lactam) chiếm cao nhất (>80%) với số lượng vi khuẩn kháng đạt đến 5,0×104 CFU/mL ở trong các ao nuôi tôm

Hình 1. Trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh phát triển khó kiểm soát trong ao nuôi trước và sau khi thả tôm

Vi khuẩn kháng kháng sinh trong môi trường ao nuôi hoạt động như những ổ chứa gen kháng kháng sinh, điều này thúc đẩy sự lây lan của gen kháng kháng sinh trong hệ thống nuôi. Như vậy, không chỉ các nhóm vi khuẩn gây bệnh trên tôm, mà những nhóm vi khuẩn khác cùng tồn tại trong nước ao nuôi tôm cũng mang gen kháng kháng sinh

Giải pháp cho hiện trạng dịch bệnh phức tạp do vi khuẩn trong ao nuôi tôm hiện nay

Vấn đề cấp thiết cần ưu tiên là kiểm soát, xử lý triệt để con đường xâm nhập, lây lan mầm bệnh của vi khuẩn vào ao nuôi. Hạn chế tối đa khả năng biến đổi gen thích ứng với các loại thuốc kháng sinh của vi khuẩn. Đồng thời, cần lựa chọn tôm giống khoẻ, có sức chống chịu tốt, mật độ vi khuẩn trong cơ thể tôm được kiểm soát chặt chẽ góp phần giảm thiểu tối đa sự cố trong quá trình nuôi

Kiểm soát an toàn sinh học thích nghi với tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngay từ giai đoạn trước khi thả tôm theo Quy trình Tâm Việt

Tâm Việt đề xuất hướng đi thích nghi với hiện trạng vi khuẩn kháng kháng sinh cũng như tình hình dịch bệnh EMS, TPD,… đang nhức nhối hiện nay cho tôm ngay từ giai đoạn ra khỏi trại giống thông qua quá trình xử lý sát trùng cục bộ bằng Vibrio Curb 300

 

STT

Tiến trình

1

Chuẩn bị 2 bể:

  • Bể 1: chứa 1000 Lít nước ao, xử lý kết hợp Vibrio Curb 300

500 ppm (tương đương liều dùng 500ml cho 1000 Lít nước), có trang bị máy bơm

  • Bể 2: bể thuần tôm giống (sử dụng nước trong bọc tôm giống, không bổ sung nước ao), có trang bị máy sụt khí liên tục

2

Tiến hành bơm nhỏ giọt cho đến khi hết lượng dung dịch Vibrio Curb 300 từ Bể 1 sang Bể 2 trong thời gian 30 – 60 phút

3

Sau 30 – 60 phút, xác định tỉ lệ tôm còn sống cũng như tình trạng sức khỏe tôm. Nếu tỉ lệ sống đạt yêu cầu, tiến hành thả tôm

u ý:

  • Thuần số lượng 50.000PLs/bể 1000L/lần thuần để tránh tình trạng tôm sốc dẫn đến hiện tượng tôm cắn nhau gây hao mẫu
  • Nên lựa chọn, bố trí máy bơm có lưu lượng bơm từ 600 – 1000 lít nước/giờ  

Phòng Kỹ thuật

Công ty TNHH Thuỷ sản Tâm Việt

BÌNH LUẬN

Bài viết khác

X