MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG NUÔI TÔM VÀO THỜI ĐIỂM GIAO MÙA

22/02/2020

Mỗi khi thời điểm giao mùa, thì trong ao nuôi tôm lại phát sinh ra một số vấn đề xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi.

Một trong số đó là sự biến động của các yếu tố môi trường nước như pH, độ mặn, độ đục, oxy hòa tan, biến động mật độ tảo có lợi và bùng phát tảo độc.

Bên cạnh đó, biến động thời tiết lúc giao mùa còn là dịp để vi khuẩn, ký sinh trùng trong ao nuôi tôm bùng phát mạnh, có thể gây ra dịch bệnh trên tôm và nếu quản lý ao nuôi không tốt thì tôm dễ nhiễm bệnh và chết hàng loạt.

Ngoài ra, thời điểm giao mùa cũng là lúc sức đề kháng của tôm giảm, tôm dễ mẫn cảm với các thay đổi môi trường, dẫn đến ăn yếu, khó tiêu hóa, khó hấp thu dưỡng chất, v.v. Trong các trường hợp này, nếu chúng ta không có giải pháp để tăng cường sức khỏe tôm thì tôm cũng dễ nhiễm bệnh và một số bệnh sẽ xảy ra là cong thân đục cơ, viêm ruột, ký sinh trùng, phân trắng, thậm chí là EMS cũng sẽ xảy ra nhiều hơn trong lúc giao mùa.

Ðể quản lý tốt ao nuôi trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay, người nuôi tôm cần chủ động áp dụng các biện pháp cải thiện nhanh chóng chất lượng môi trường nước ao nuôi. Hơn nữa, chúng ta cũng chủ động kết hợp phòng ngừa dịch bệnh tổng hợp và nhằm hạn chế những rủi ro đến sức khỏe tôm nuôi.

Sau đây là một số giải pháp quản lý ao tôm hiệu quả trong thời điểm giao mùa của công ty TNHH thủy sản Tâm Việt:

1. Giải pháp giải quyết vấn đề giảm pH đột ngột, giảm độ mặn đột ngột và phân tầng nước trong ao nuôi:

- Sáng 7h đánh 1/2 bao vôi đá xay/1000m3.

- Sáng 9h đánh 50 kg muối hột/1000m3.

- Chiều 3h đánh 1 gói Nano5000 3kg + 1 gói Higro KA/1000m3.

- Tối 8h đánh 1 kg Nutrical/1000m3.

2. Quản lý sự bùng phát tảo độc:

Thời tiết giao mùa thường hay biến động, nắng nóng bất thường ảnh hưởng đến sự sinh khối của vi khuẩn có lợi (vi sinh) trong ao nuôi, làm mất đi sự cân bằng của môi trường và tạo điều kiện cho sự bùng phát của tảo độc phát triển mạnh. Khi tảo độc phát triển mà chúng ta dùng hóa chất để khống chế sẽ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm có thể dẫn tới bệnh gan và đường ruột tôm. Công Ty TNHH Thủy Sản Tâm Việt đã nguyên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu để khống chế tảo độc mà không ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm. Đó là giải pháp khống chế tảo bằng công nghê bổ sung vi khuẩn có lợi (vi sinh) và Enzyme.

 

 

 

Ngày 1:

+ Chiều 5h xử lý Epilux 4.0 (100gr/1000m3) sục khí 8h với nước ngọt.

+ Tối 8h xử lý  nano 5000 new (250gr/1000m3).

Ngày 2,3,4,5,6,7:

+ Chiều 5h xử lý  Epilux 1011 (50gr/1000m3) + Bioblock (100gr/1000m3)

Chu trình lập lại 7 ngày 1 lần.

3. Kiểm soát ký sinh trùng và mật độ vi khuẩn Vibrio sp.:

Kiểm soát trong môi trường nước: Xử lý áp dụng cho ao 1.500-2.000m3 nước

- Ngày 1: sáng 10 giờ sử dụng 1 lít Aqua Clearn diệt khuẩn nước (chạy quạt liên tục 8-10h).

- Ngày 2: chiều 6 giờ 150g Epilux 4.0 + 10 lít nước sạch (sục khí trước 8-10h).

Định kỳ 10 ngày lặp lại 1 lần.

Kiểm soát qua con đường cho ăn:

+ Sáng: ABZ ( 1-2 ml/1kg thức ăn, ăn liên tiếp 3 ngày ngưng). Sau 3 ngày: Degest one (5g/kg) + C300 (5g/kg) + Nutriflex (5g/kg).

+ Trưa: Buty Max (2ml/kg) + Hipogan 360 (5ml/kg).

+ Chiều: Retox 500 (2-3g/kg thức ăn) + Beta Glucan New (5g/kg).

4. Giải pháp hạn chế phân trắng; giảm viêm ruột, giúp tôm bắt mồi mạnh, tiêu hóa tốt:

Công ty Tâm Việt không chỉ đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp hạn chế phân trắng còn khắc phục tình trạng tôm chậm lớn sau khi chữa bệnh phân trắng. Người nuôi cần phải bổ sung yếu tố như Zn, acid butyric và thảo dược để phục hồi lại nhung mao và niêm mạc ruột, những tổn thương bên trong đường ruột (nơi hấp thụ dinh dưỡng) một cách hiệu quả nhất.

- Xổ ký sinh trùng định kỳ: Ogriflu ABZ: 3ml/1kg thưc ăn. Xổ 3 ngày liên tục. Sau 7 ngày xổ ký sinh trùng lại.

 

- Trộn thuốc cho ăn hỗ trợ tiêu hóa và phục hồi lại nhung mao và niêm mạc ruột:

            + Sáng: Degest one new (10g/kg thức) + Beta zyme/Para cell (3ml/kg thức)  + Ogriflu/ Buty max (3ml/kg thức).

             + Trưa, chiều: Retox 500/450 (10g/kg thức)  + Proenzyme C (1ml/5kg thức) + Epilux 4.0 sục khí cho ăn.

            + Tối: Ogriflu/ buty max (3ml/kg thức) + Proenzyme C (1ml/5kg thức) + Hipogan 360/hipogan (10ml/1kg thức).

- Xử lý môi trường theo quy trình Balance.

5. Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe cho tôm:

Để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe đàn tôm thì có những biện pháp sau:

- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho tôm bằng bộ đôi sản phẩm Nutriflex + Max20 2.0 mỗi ngày 1 cử.

- Tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, chống oxy hóa bằng bộ đôi sản phẩm Betaglucan New + Vitamin C mỗi tuần 3 cử.

- Tăng cường sức khỏe đường ruột, chống nhiễm khuẩn, viêm ruột bằng bộ đôi sản phẩm: Ogriflu + Retox 500 mỗi tuần 3-4 cử.

- Bổ sung khoáng chất giúp tạo bộ vỏ chắc, bóng, có lớp nhày bào vệ bên ngoài băng bộ đôi sản phẩm; Nanocal 168 + Khoáng Ion định kỳ 2-3 ngày 1 lần.

 

Phòng TT&DVKH - Công Ty TNHH TS Tâm Việt.

BÌNH LUẬN

Bài viết khác

X