THỬ NGHIỆM THAY THẾ HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN TRONG AO TÔM ( phần 1)

21/04/2020

Lê Thị Bích Ngọc, Huỳnh Ngọc Yến, Trần Minh Nhựt, Nguyễn Gia Khánh

Công ty TNHH Thủy Sản Tâm Việt

(Báo nghiên cứu thử nghiệm tại khu vực batri_bến tre ngày 27 tháng 03 năm 2020)

  1. Tổng quan vấn đề:

        Hiện nay nhu cầu về sản lượng tôm nuôi luôn luôn tăng cao thế nhưng nghề nuôi tôm luôn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Trong đó nhiều yếu tố gây khó khăn cho nghề nuôi ngoài thời tiết , dịch bệnh, phải kể đến là thói quen lạm dụng hóa chất kháng sinh trong ao nuôi gây tồn dư trong đất nước thậm chí cơ thịt tôm nuôi,làm giảm sức khỏe và chất lượng tôm nuôi. Đồng thời lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm góp phần kích thích sự tự biến đổi gen trên vi khuẩn gây bệnh ,dẫn đến bệnh tôm ngày càng khó chữa trị hơn.

        Vừa qua bộ phận nghiên cứu của công ty thủy sản Tâm Việt đã tiến hành thử nghiệm ở một farm nuôi  khu vực Batri _ Bến Tre để tìm ra một số diễn biến xấu khi dùng hóa chất diệt khuẩn đồng thời thử nghiệm giải pháp thay thế mới. Đối tượng được chọn làm thử nghiệm là ao nuôi 26 ngày tuổi. Mật độ thả 150.000 post/ 1.000m3.

      2. Vật liệu và phương pháp thử nghiệm:

        Thử nghiệm sử dụng sản phẩm Acid Lac Liquid K2 ( hình 1) là sản phẩm bao gồm hỗn hợp các acid hữu cơ được hoạt hóa (acid propionic, acid lactic, acid formic,…)có tính năng kháng khuẩn an toàn có lợi cho hệ tiêu hóa và hóa chất diệt khuẩn thông thường (Potassium peroxymonopersulfat ).

(Hình 1: Acid Lac Liquid K2)

        Môi trường sử dụng phân lập vibrio spp(*) là  TCBS Agar và môi trường chọn lọc vibrio paraheamolyticus(**) là CHROMagarTMVibrio.

(*) Vibrio spp  are widely distributed in culture facilitates throughout the world. Vibrio-related infections frequently occur in hatcheries, but epizootics also commonly occur in pond reared shrimp species. Vibriosis is caused by gram-negative bacteria in the family Vibrionaceae.( Adams, et al.,1991)

 (**) Vibrio parahaemolyticus is one of the pathogenic agents that threatens the viability of aquaculture industry especially shrimp (Pui et al., 2014). V. parahaemolyticus is the cause of Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) or Early Mortality Syndrome (EMS) in shrimp which causes great losses in the shrimp industry (Li et al., 2017).

Mật độ Vibrio được phân lập, theo dõi  sau 12h ở mỗi lần xử lý. Tất cả các nghiệm thức bố trí đều được lặp lại 3 lần và có đối chứng

Thử nghệm được tiến hành như sau:

Lần 1_ Thời điểm 0h :

  • Tiến hành lấy mẫu nước ao phân lập vibrio trên 2 môi trường TCBS và Chrom Agar (lần 1)
  • Tiến hành cho đánh trực tiêp sản phẩm Acid Lac Liquid K2  xuống ao .

Lần 2_ Thời điểm 12h :

  • Tiến hành lấy mẫu phân lập vibrio trên 2 môi trường TCBS và Chrom Agar (lần 2)
  • Tiến hành lấy trực tiếp nước ao vào các bể nhựa sạch  và bố trí thử nghiệm với các nghiệm thức tương ứng với các nồng độ hóa chất lần lượt là : 0,5ppm_1ppm_ 2ppm_ 3 ppm
  • Trong mỗi bể nhựa được thả 10 con tôm để theo dõi sức khỏe, tình trạng sốc.

(Hình 2: Bố trí nghiệm thức)

(Hình 3: Thí nghiệm bố trí sắp xếp ngẫu nhiên)

Lần 3 _ Thời điểm 24h:

  • Tiến hành lấy mẫy phân lập Vibrio trên 2 môi trường TCBS và Chrom Agar (lần 3)
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe tôm thả vào bể
  • Tiếp tục cho đánh lặp lại thêm 1 nhịp diệt khuẩn với các nghiệm thức y như trên

Lần 4 _ Thời điểm 36h:

  • Tiến hành lấy mẫy phân lập Vibrio trên 2 môi trường TCBS và Chrom Agar (lần 4)
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe tôm thả vào bể

      3. Kết quả :

  • Kết quả định lượng mật độ tổng vibrio spp và vibrio paraheamolyticus trước khi cho xử lý Acid Lac Liquid K2  lần lượt là 1,3.104 ± 10  cfu/ml và 0,9 .103 ± 10 
  • Kết quả định lượng mật độ tổng vibrio spp và vibrio paraheamolyticus sau khi cho xử lý Acid Lac Liquid K2  sau 12h lần lượt là các khoảng :  1,246.102 ±  10,5 cfu/ml và 0,72. 102 ± 6,5 cfu/ml
  • Kết quả định lượng mật độ tổng vibrio spp và  vibrio paraheamolyticus khi cho xử lý hóa chấ (Potassium peroxymonopersulfat) diệt khuẩn lần thứ 1 lần lượt là các khoảng : 

  • Kết quả định lượng mật độ tổng vibrio spp và  vibrio paraheamolyticus khi cho xử lý hóa chất diệt khuẩn  lần thứ 2 lần lượt là các khoảng : 

      4. Thảo luận:

  • Kết quả mật độ Vibrio (cấy lần 1) và (cấy lần 2) có thể thấy  khi sử dụng sản phẩm Acid Lac Liquid K2  đánh trực tiếp xuống ao cho hiệu quả kháng khuẩn mạnh sau 12h  đồng thời không gây hại cho sức khỏe tôm nuôi. Màu sắc tôm sáng bóng  ,gan tụy đẹp rõ màu .(hình 4)

(Hình 4: Tôm sau khi sử dụng Acid Lac Liquid K2)

 

  • Kết quả các nghiệm thức sử dụng hóa chất diệt khuẩn cho đánh 2 lần giống nhau , mỗi lần cách nhau 12h với các liều từ  0ppm( đối chứng) - 0,5ppm ( Nghiệm thức A)  - 1ppm( Nghiệm thức B) - 2ppm( Nghiệm thức C) - 3ppm (Nghiệm thức D)  cho thấy:

      - Ở đối chứng (0 ppm)  thì mật độ Vibrio có xu hướng tăng lên nhưng chậm. Giải thích cho điều này là do sau 12h hoạt lực Acid Lac Liquid K2 giảm dần tác dụng nên vibrio tăng sinh trở lại để cân bằng sinh thái hệ vi sinh đến sau 24h Vibrio bắt đầu cân bằng và không tăng nữa. (Hình5)

(Hình 5: Kết quả của đối chứng ĐC_ 0ppm)

     - Ở liều diệt khuẩn thấp 0,5 ppm sau 2 lần xử lý thì lần 1 mật độ tăng lên nhẹ và thấp hơn đối chứng, lần 2 tăng mạnh và có xu hướng tăng lên tiếp. ( Hình 6)

(Hình 6: Kết quả của Nghiệm thức A_0,5ppm)

      - Ở liều diệt khuẩn cao hơn 1ppm - 2ppm - 3ppm thì ở lần xử lý thứ 1 mật độ khuẩn tăng rất mạnh,  phải đến lần thứ 2 thì khuẩn có xu hướng giảm sâu hơn khi tăng nồng độ.( Hình 7,8,9 ) Nhưng khi tăng liều diệt khuẩn cao hơn thì tôm có các biểu hiện yếu dần như mỏng vỏ, lột dính vỏ, không cứng vỏ, sưng mang, đốm đen, ( Hình 10)

(Hình 7: Kết quả nghiệm thức B_1ppm)

(Hình 8: Kết quả nghiệm thức C_2 ppm)

(Hình 9: Kết quả nghiệm thức D_3ppm)

(Hình 10:Tôm yếu dần)

          Sau kết quả thử nghiệm mà bộ phận nghiên cứu của công ty thủy sản Tâm Việt ghi nhận thì thói quen diệt khuẩn thông thường trong ao tômtheo liều 0,5 - 3ppm là không hề hiệu quả sau 1 lần đánh trái lại còn tạo xu hướng tăng sinh mạnh hơn hay còn gọi là bội khuẩn. Và mật độ vi khuẩn thực sự có xu hướng giảm khi cho đánh diệt khuẩn lặp lại sau 12h.

         Mặt khác việc đưa hóa chất diệt khuẩn xuống ao một cách dồn dập để diệt vibrio nhưng cũng đồng thời diệt đi lượng vi sinh có lợi đã sử dụng trước đó, đồng thời làm suy giảm sức khỏe và hệ miễn dịch của tôm.

        Kết quả của thử nghiệm cũng giải thích cho những thông số thực tế khi nông dân mang mẫu xét nghiệm đến các phòng lab. Kết quả thường thấy là sau 24hdiệt khuẩn thì mật độ Vibrio lại tăng cao hơn nữa, lý do là chỉ sau khi cho diệt khuẩn 12h , tác dụng thuốc giảm dần và số lượng khuẩn còn sống xót lại tiếp tục thích nghi và tăng sinh lên để đạt pha cân bằng.

      5.Kết luận và giải pháp khắc phục :

         Tất cả số liệu cho thấy thời gian mà vibrio bị ức chế sau khi diệt khuẩn hóa chất là 12h, sau đó lại tăng sinh lại hoặc có khi bội khuẩn nếu thuận lợi. Do đó cần phải khống chế ngay sau 12h , nhưng ta cũng không thể dùng vi sinh để cạnh tranh , ép khuẩn vibrio vì lưu lượng hóa chất dư vẫn còn . Vấn đề đặt ra là cần phải thay thế hóa chất diệt khuẩn để có thể cấy vi sinh ngay sau 12h xử lý .

         Người nuôi không nên tiếp tục thói quen dùng hóa chất diệt khuẩn định kì cho ao , càng không nên áp dụng thử nghiệm như trên vì làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm.

        Giải pháp tối ưu nhất là dùng sản phẩm sinh học Acid Lac Liquid K2  thay thế hóa chất diệt khuẩn đồng thời phải cho cấy vi sinh chuyên dụng ngay sau 12h để cạnh tranh ưu thế với vibrio,không nên để qua 24h vi khuẩn sẽ tăng sinh trở lại. Dòng vi sinh Epilux 1011 được khuyến cáo là thích hợp nhất trong trường hợp này do có khả năng cạnh tranh mạnh.

      6. Tham khảo:

Adams, A. 1991. Response of penaeid shrimp to exposure to Vibrio species. Fish Shellfish Immunol 1:59–70.0

Pui, C.F., Bilung, L.M., Zin, N.B.M., Abidin, N.N.B.Z., Vincent, M. and Apun, K. 2014. Risk of Acquiring Vibrio parahaemolyticus in Water and Shrimp from an Aquaculture Farm. KuroshioScience.8(1): 59-62

Li,P., Kinch, L.N., Ray, A., Dalia, A.B., Cong,Q., Nunan,L.M., Camilli, A., Grishin, N.V., Salomon, D. and Orth, K. 2017. Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease-Causing Vibrio parahaemolyticus Strains Maintain an Antibacterial Type VI Secretion System with Versatile Effector Repertoires. Appl Environ Microbiol. 16; 83(13). pii: e00737-17.

 

 

BÌNH LUẬN

Bài viết khác

X